Tăng Cường Quản Lý Lao Động Nước Ngoài  Làm Việc Tại Bắc Ninh

Người lao động nước ngoài đến Bắc Ninh làm việc ngày càng đông, do đó vấn đề quản lý lao động nước ngoài có sự phối hợp giữa sở ngoại vụ, sở công an, ban quản lý các khu công nghiệp, sở lao động thương binh và xã hội,… nhằm đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội.

Hiện nay có hơn 3.000 người lao động làm việc tại tỉnh, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ,…Họ đảm nhận nhiều vị trí như CEO, chuyên gia, cán bộ quản lý, kỹ thuật,…(Thống kê năm 2016 của sở lao động thương binh và xã hội tỉnh.)

Vài doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI trước đây lợi dụng kẽ hở qui định của pháp lệnh nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là làm việc dưới ba tháng không phải xin cấp phép lao động để “lách luật” nhằm giảm chi phí. Không những vậy công ty còn đưa người nước ngoài sang làm việc dưới ba tháng rồi luân phiên thay đổi lao động, có trường hợp lao động nước ngoài đến Bắc Ninh với danh nghĩa đi du lịch, thăm người thân nhưng thực sự ở lại dạy ngoại ngữ hay làm công việc khác, khiến cho công tác quản lý, giám sát người lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục những tồn tại về công tác quản lý người lao động nước ngoài ở Bắc Ninh, vừa qua sở lao động thương binh và xã hội, sở công an, ban quản lý các khu công nghiệp đã thống nhất xây dựng qui chế phối hợp giữa các bên nhằm siết chặt công tác quản lý, cấp phép, tránh chồng chéo, sai sót nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời các cơ quan chức năng thường xuyên cập nhật, phổ biến qui định chính sách pháp luật cho các doanh nghiệp, thường xuyên kiểm tra, thanh tra định kỳ và giải đáp thắc mắc cho đối tượng lao động, doanh nghiệp sử dụng lao động. Nếu doanh nghiệp hoặc người nước ngoài cố tình không trình báo, sử dụng lao động nước ngoài không đăng ký sẽ bị xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ủy quyền Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh được phép phê duyệt kế hoạch sử dụng lao động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Sở lao động thương binh và xã hội Bắc Ninh phê duyệt kế hoạch sử dụng lao động ngoài khu công nghiệp. Thêm vào đó, thủ tục cấp phép cho lao động nước ngoài đến cư trú, làm việc được tinh giản gọn nhẹ, cụ thể như: Thời gian cấp phép giảm từ mười ngày xuống năm ngày, thời gian cấp lại giảm từ ba ngày xuống còn hai ngày. Chính vì vậy tình hình quản lý, sử dụng lao động ngày càng có những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp chủ động đăng ký sử dụng lao động, báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ, gia hạn thời gian làm việc, đăng ký tạm trú,…đã đi vào nề nếp, đúng qui định của pháp luật.

Về Bắc Ninh Thăm Đình Làng Hoài Thượng Và Nghe Kể Chuyện Trạng Nguyên Nguyễn Đăng Đạo

Nằm yên bình nơi thôn dã, đình làng Hoài Thượng (xã Liên Bão, huyện Tiên Du) là nơi thờ tự Lưỡng quốc Trạng Nguyên Nguyễn Đăng Tạo (Trạng Bịu)- một vị Tể tướng làm quan triều Hậu Lê và thờ ba vị đông quân: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam – những vị tướng có công chống ngoại xâm thời Hai Bà Trưng.

Đình Hoài Thượng được xây dựng ở thời Hậu Lê, đình mang nhiều kiến trúc độc đáo được bàn tay người thợ Đại Việt kỳ công chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đình còn giữ được nhiều hiện vật, tài liệu cổ có giá trị lịch sử như: Sắc phong, quấn thư, hoành phi, bài vị, sập thờ, câu đối, binh khí, kiệu bát cống, câu đối,…Đình còn bảo lưu bút tích thơ văn của Tể tướng Nguyễn Đăng Đạo.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư của sử gia Ngô Sĩ Liên thì Nguyễn Đăng Đạo sinh năm 1651, qui tiên năm 1719, người thôn Hoài Thượng. Ông sinh ra trong gia đình khoa bảng, bác ruột là Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo,  cha là Tiến sĩ Nguyễn Đăng Minh, em ruột Tiến sĩ Nguyễn Đăng Tuân. Nguyễn Đăng Đạo đỗ Khôi Nguyên kì thi quý hợi (1683), triều vua Lê Hy Tông. Sau khi đỗ Trạng nguyên ông được bổ dụng làm ở tòa Đông Các, rồi được bổ vào Hàn Lâm Viện, tiếp đó Nguyễn Đăng Đạo lần lượt kinh qua nhiều chức vụ trọng yếu trong triều đình Hậu Lê như: Lại Bộ Hữu Thị Lang, Đô Ngự Sử, Thượng thư Bộ Lễ kiêm Đông các Đại học sĩ, Binh bộ thượng thư, Tể tướng. Ông được vua Lê rất trọng vọng, bạn bè đồng lưu kính ngưỡng.

Giai thoại về Nguyễn Đăng Đạo, mẫu thân Ngài chiêm bao ngôi sao lớn sáng như bó đuốc sa vào bụng bà mà sinh ra Đạo. Thuở niên thiếu Đăng Đạo được người bác (Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo ) rất mực yêu quí đứa cháu nhỏ, ông thường bế cháu và vỗ bụng chú bé mà bảo là “Triều đình ghét ta không cho đỗ Khôi Nguyên, chứ thằng cháu nhỏ này, dù không cho cũng không được. ” Lúc Đạo mới dăm ba tuổi theo bác ra ải môn quan đón tiếp sứ thần triều Thanh, sứ Thanh vốn giỏi thuật tướng số, trông thấy thần sắc chú bé Đạo tóc còn để chỏm, bèn nói “Thiên sơn vạn thủy, lam chướng bất xâm, chơn kỳ đồng dã” (tạm dịch nghĩa: “Dặm ngàn non nước mà lam chướng không xâm phạm nổi, thì cũng là đứa trẻ khác lạ.”).

Nhà Thanh nhiều lần cho quân xâm chiếm biên ải nước ta, vua cử Đăng Đạo dẫn đầu sứ đoàn Đại Việt sang thương thuyết, tỏ bày chuyện đúng sai, tỏ rõ vị thế  Đại Việt. Ông hoạt ngôn ứng đối thơ văn, lập luận chuyện cương thổ thấu tình đạt lý làm cho vua Thanh cùng sứ đoàn các nước phải khâm phục. Vua Thanh phong cho ông là  “Bắc triều đệ nhất trạng nguyên”, ban y mão, lệnh quan quân hộ tống ông về tới quan ải Đại Việt. Tài ngoại giao, thơ văn, quân sự, chính trị xuất chúng của Nguyễn Đăng Đạo đã làm rạng danh trang sử hào hùng dân tộc.

Với quê hương Kinh Bắc, Cụ Nguyễn Văn Kháng, 77 tuổi, thủ từ đình làng Hoài Thượng kể: Ông làm tới chức Tể Tướng nhưng ông thường vẫn quan tâm đến đời sống người dân. Khi có dịp về quê ông hỏi thăm chuyện học hành, cày cấy của dân quanh vùng. Dân làng Hoài Thượng vẫn còn nhớ câu chuyện chia ruộng thuở xưa: Ông xin lĩnh đất hoang, đất xấu rồi cho những gia đình nghèo ra đó khẩn hoang, cải tạo thành ruộng cày cấy được thì ông chia cho các gia đình nghèo đó luôn.

Nhân dân quanh vùng còn nhớ ơn cứu đói dân chúng  của vị quan thanh liêm, vào một năm mất mùa, dân quê ông đói khổ, làng quê xác xơ. Trước tình cảnh ấy, ông viết thư cho phu nhân mình nhờ phát tiền, phát gạo, phát thóc giống cứu dân. Nhờ đó mà người dân vượt qua cơn đói kém, ổn định dần cuộc sống.

Năm 1719, ông qui tiên, vua Lê Dụ Tông ban bốn chữ vàng “Lưỡng quốc Trạng nguyên” treo trang trọng tại đề thờ ông.

Mỗi năm cứ vào ngày 12-1 (âm lịch), dân làng thôn Hoài Thượng lại nô nức tổ chức hội làng để tưởng nhớ ba vị tướng quân và quan Tể tướng Nguyễn Đăng Đạo nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống  hiếu học trên quê hương Lưỡng quốc Trạng Nguyên Nguyễn Đăng Đạo. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, ấm cúng, đúng tục lệ được các cụ cao niên trong làng truyền lại. Phần hội sôi động với nhiều trò chơi dân gian như đập niêu, kéo co, tổ tôm điếm, vật, hát quan họ,…

Qua năm tháng tàn phá của chiến tranh, thiên nhiên, đình Hoài Thượng không còn nguyên vẹn như xưa. Nhân dân địa phương góp công, góp sức để tôn tạo ngôi đình làng, làm nơi thờ cúng các vị danh nhân có công với nước. Ngoài ra, đình làng Hoài Thượng còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, giáo dục truyền thống hiếu học cho thế hệ trẻ.

Ngày hội việc làm Hưng Yên

Đầu tháng 5/2017,  Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hưng Yên phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tại Nhà văn hóa Trung tâm huyện Mỹ Hào.

Chương trình có sự góp mặt của các lãnh đạo địa phương; cùng các đồng chí lãnh đạo các Ban ngành chuyên môn của Tỉnh đoàn và Sở Lao động – TB&XH; đại diện các Doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận; Bí thư các Huyện, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc. Thêm vào đó là sự có mặt của hơn 2.000 đoàn viên, thanh niên, sinh viên, học sinh, người lao động, nhân dân tham dự ngày hội.

Trong lễ Khai mạc đồng chí Bí thư tỉnh đoàn đã nhấn mạnh rằng: “Các cấp bộ Đoàn của tỉnh luôn quan tâm giải quyết vấn đề về nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên thông qua các chương trình, phong trào hành động thiết thực, có ý nghĩa, tạo điều kiện cho lao động thanh niên tiếp cận với khoa học kỹ thuật, tiếp cận nguồn vốn vay, có cơ hội được tập huấn, học hỏi kinh nghiệm để phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp.”

Ngày hội nghề nghiệp, việc làm còn có sự góp mặt của 52 doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và các khu vực lân cận; Đoàn viên thanh niên, sinh viên, học sinh, người lao động có cơ hội được tìm hiểu, trao đổi thông tin liên quan đến thị trường lao động, việc làm, thông tin về vấn đề tuyển sinh và đào tạo nghề. Các doanh nghiệp cũng có cơ hội tuyển dụng lao động phù hợp với nhu cầu, đồng thời thúc đẩy các hoạt động giao dịch việc làm; kết nối nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp với nhu cầu tìm việc làm của người lao động; để doanh nghiệp thực sự đồng hành với người lao động trong nghề nghiệp, việc làm.

Tại ngày hội việc làm, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã trao tặng 10 phần quà cho các Đoàn viên thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn của các huyện trên địa bàn tỉnh nhằm mục đích động viên và khích lệ tinh thần hăng say lao động, cống hiến hơn của Đoàn viên thanh niên.

Tại phiên giao dịch việc làm, các cán bộ, Đoàn viên thanh niên, sinh viên, học sinh, người lao động đã được đại diện các doanh nghiệp tận tình hướng dẫn, tư vấn để có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với nhu cầu; tạo điều kiện cho người lao động tiếp xúc với các nhà tuyển dụng, các ưu đãi khi tham gia doanh nghiệp, hay các gói hỗ trợ khi xuất khẩu lao động nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc…

Ngày hội nghề nghiệp, việc làm nói trên đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong Đoàn viên thanh niên, giúp Đoàn viên thanh niên mở rộng cơ hội việc làm, tạo dựng được định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trong nền kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay.

Người Trồng Vải Phù Cừ-Hưng Yên Hứa Hẹn Được Mùa

Ông Ngô Văn Kỷ, một hộ trồng vải ở thôn Tam Đa, xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, phấn khởi kể: “Năm 2011, gia đình tôi chuyển từ gieo lúa sang trồng giống vải lai chín sớm, năm nay đây là vụ thứ tư thu hoạch. Gia đình có hơn sáu sào, năm 2016 thu được hơn hai tấn vải, bán được gần 40 triệu vnd, thương lái đến tận vườn thu mua luôn. Trước đây tôi trồng vải chỉ dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng vải thấp, năng suất chưa cao, hiệu quả kinh kế thấp. Năm nay nhờ áp dụng kỹ thuật trồng vải theo đúng qui trình VietGap, công với thời tiết thuận lợi nên vườn vải nhà tôi cây nào cũng ra hoa, tỷ lệ đậu quả rất cao, theo ước tính sản lượng đạt khoảng hơn 3 tấn, tăng gấp 1,5 lần sao với vụ năm trước. ”

Hộ nông dân Đặng Văn Nga, cho biết: “Tôi có hơn một mẫu đất trồng vải lai chín sớm, năm nay tôi áp dụng kỹ thuật IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) ngay sau khi thu hoạch. Được cán bộ kỹ thuật của phòng nông nghiệp huyện tập huấn hướng dẫn kỹ thuật khoanh gốc, giảm bớt chất dinh dưỡng để kiểm soát cây vải giảm lộc lá và cho lộc hoa ra đúng thời điểm vả lại năm nay thời tiết thuận lợi cho cây vải sinh trưởng. Năm nay vườn vải ra hoa đạt tỉ lệ 100%, tỷ lệ đậu quả cao hơn 50-60% so với vụ vải năm ngoái.”

Hơn 500 ha vải của huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) trồng tập trung tại các xã Tống Trấn, Tiên Tiến, Tam Đa, Minh Tiến,… Trong năm 2016, vải lai chín sớm đã được Cục sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể, tạo cơ hội xuất khẩu, nâng cao uy tín thương hiệu quê vải Hưng Yên và giúp tăng thu nhập cho bà con trồng vải.

Hiện tại, vải đang thời kỳ quả non, chủ vườn đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh như rệp, sâu đục cuống, bọ xít; bệnh thán thư, sương mai,…để hạn chế quả vải bị teo nhỏ, rụng quả. Theo dự kiến mùa thu hoạch vải năm nay bắt đầu từ cuối tháng năm đến đầu tháng 6. Sản lượng vải lai ước đạt khoảng 7.000 tấn, tăng 50% so với cùng kỳ.

Nhằm cải thiện chất lượng vải, uy tín thương hiệu và hiệu quả kinh tế cho bà con trồng vải, các cơ quan đơn vị chuyên môn của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên đã tập huấn mô hình thâm canh vải theo qui trình VietGap, IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), quản lý, theo dõi sâu bệnh với diện tích hơn 40 ha. Trong quá trình triển khai, nông dân tham gia mô hình được học kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, hỗ trợ một phần chi phí thuốc bảo vệ thực vật vi sinh, phân bón,…Ngoài ra huyện Phù Cừ còn trích ngân sách hỗ trợ kinh phí mua hộp xốp, túi nilông, in tem nhãn để bà con đóng vải khi thu hoạch.

Để quảng bá hình ảnh vải lai chín sớm Phù Cừ, đẩy mạnh việc thu mua, xuất khẩu vải, lãnh đạo huyện Phù Cừ phối hợp cùng các cơ quan chức năng tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu, xúc tiến tại các hội chợ thương mại trong và ngoài nước để quáng bá đặc sản vải, tích cực tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu có số lượng lớn, quản lý thương hiệu vải lai chín sớm Phù Cừ, thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn sao chép, bán hàng kém chất lượng gây mất uy tín thương hiệu và ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Video: Vải lai chín sớm Phù Cừ được mùa, được giá

Những món ăn không thể bỏ qua khi đến TP-Hải Phòng

Bánh đúc tàu

Bánh đúc tàu là món ăn gắn liền với tuổi thơ của bao lớp người thành phố Hoa Phượng Đỏ, một bát bánh đúc tàu có: tôm, đu đu cắt nhỏ như đốt ngón tay rồi rán kỹ, bánh đúc cắt nhỏ và chan vào bát chút nước mắm ớt giấm. Thưởng thức bát bánh đúc tàu, cảm nhận vị ngọt ngọt, chua chua, cay cay, mặn mặn cùng đám bạn “chém gió” nơi vỉa hè quả là thú vị.

Địa chỉ: 274B Lạch Tray, phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, TP-Hải Phòng
Điện thoại: 0128.7189.020

Nem cua bể

Nem cua bể còn gọi là nem vuông, là món ăn truyền thống trứ danh thành phố Hải Phòng. Nhân nem được gói bằng: cà rốt, thịt cua, trứng gà, su hào, miến, tôm, nấm hương, thịt lợn nạc vai. Để nem cua bể có vị giòn, chính là nhờ loại bánh đa cuốn đặc biệt. Bánh đa sau khi nhúng nước, để ráo nước, cho nhân nem sau khi chuẩn bị xong rồi gói nem thành từng chiếc nem hình vuông đẹp mắt. Tiếp đó cho nem vào chảo dầu chiên lên đến khi nem chuyển sang màu vàng, có mùi thơm là nem đã chín. Nem cua bể ăn kèm với bún, rau sống, nước mắm chua ngọt. Vị ngọt từ thịt cua, giòn của bánh đa chấm với nước mắm sẽ làm “gục ngã” những vị khách khó tính nhất.

Quán bún chả Phương Mai
Địa chỉ: 87 Cát Cụt, phường An Biên, quận Lê Chân, TP-Hải Phòng
Điện thoại: 0225.3510. 091
Website: amthuchaiphong.org

Sủi dìn

Sủi dìn là món ăn người Hoa sống ở Hải Phòng, món còn có tên gọi khác là bánh trôi tàu. Sủi dìn được làm từ nguyên liệu bột nếp, gừng tươi, lạc rang, đường mật mía, dừa nạo, nước lọc, vừng đen.
Gạo nếp phải chọn loại nếp thơm, dẻo, hạt nếp mẩy, đều hạt, gạo nếp phơi già nắng để khi làm vỏ bánh bột mới nở, dai hơn. Gạo nếp đem ngâm nước lọc, cho thêm chút muối trắng, ngâm khoảng 1 ngày, cách 2-3 giờ là thay nước một lần để nước ngâm khỏi bị lên men chua, rồi đem gạo nếp đi xay nhuyễn.
Nhân bánh được làm từ hỗn hợp lạc rang giã nát, cùi dừa nạo, vừng đen, cho một ít nước rồi đun lên để tăng độ béo ngậy của nhân bánh.
Sau công đoạn chuẩn bị nhân bánh, vỏ bánh thì đến phần nặn bánh, sủi dìn nặn phải đều tay, lớp vỏ không được mỏng quá, cũng không dày quá, không lòi nhân ra ngoài, làm sao khi thả vào nồi nước bánh không bị nát mới được. Từng mẻ sùi dìn được cho vào nồi nước đang sôi khoảng 5-7 phút thì bánh nổi lên, ta vớt ra bát và cho nước đường nóng vào mà ăn.
Nước dùng sủi dìn có màu vàng sóng sánh, mùi thơm cay nồng của gừng tươi gã nhỏ với mật mía trông thật hấp dẫn.
Ngồi dưới tán hoa phượng đỏ, ăn viên sủi dìn dẻo, thơm, béo, nước dùng ngọt thanh,… Tạo nên dư vị không lẫn vào đâu được trong những ngày trở gió nơi Phố Cảng bình yên.

Quán Đông Dung-Sủi Dìn
Địa chỉ: 161 Cầu Đất, quận Ngô Quyền, TP-Hải Phòng

Chả chìa Hạ Lũng

Chả chìa là món ngon nổi tiếng bao đời nay, được người dân làng Hạ Lũng (phường Đằng Hải, quận Hải An) giữ gìn qua bao thăng trầm lịch sử. Chả chìa nhìn bên ngoài giống nem lụi ở Huế, nhưng cách chế biến lại khác hoàn toàn.
Nguyên liệu chế biến chả chìa Hạ Lũng gồm nấm hương, thịt lợn nạc xay nhuyễn, mực Cát Bà, mộc nhĩ, mía cho gia vị vừa ăn tẩm ướp rồi đảo đều. Róc bỏ vỏ mía, chẻ nhỏ đốt mía thành que nhỏ dài như ngón tay rồi trộn đều hỗn hợp thịt lợn, nấm hương, nấm mộc nhĩ, mực khô sau khi đã ướp; phần trên đoạn mía dùng tay lấy hỗn bợp bọc lên từng que mía sao cho hỗn hợp bám chật vào que, phần dưới đoạn mía để thừa ra một đốt ngón tay để dễ cầm khi ăn chả chìa. Tiếp đó đặt mẻ chả chìa vào nồi hấp, nhiệt độ hấp sao cho vừa phải, nếu lửa nhỏ quá chả chín không đều, màu không đẹp, nếu già lửa quá chả sẽ bị cháy. Khi hấp độ nóng của hơi nước sẽ làm que mía tiết ra nước đường quyện cùng vị ngọt, thơm, béo của chả chìa. Chả chìa vớt ra vừa chín tới màu sắc đồng đều, không bị khô, không bị nát là đạt yêu cầu.
Ngoài cách hấp kể trên, chả chìa còn có thể nướng trên bếp than hồng hay rán. Chả chìa có nhiều cách ăn: có người thích cầm chả chìa ăn không, người thì thích chấm chả chìa với nước mắm ăn kèm rau sống, làm vài ly rượu với bạn bè thì thật là thích thú lắm.

Địa chỉ: 130 Chợ Lũng, quận Hải An, TP-Hải Phòng

Bắc Ninh Đã Giải Quyết Việc Làm Cho Xuất Khẩu Lao Động

Xuất khẩu lao động đã trở xu hướng tích cực của người lao động, một làng mà hầu như nhà nào cũng có người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay xuất khẩu lao động Đài Loan… Hiện tại Bắc Ninh là nơi tập trung nhiều lao động đi xuất khẩu nước ngoài và điều đó đã trở thành thông lệ. Và hệ quả đáng quan tâm là lao động sau khi đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Tìm việc không dễ
Anh Cường tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, hết thời hạn hợp đồng trở về nước đã hơn 1 năm nay nhưng vẫn chưa tìm được công việc phù hợp với ngành nghề mình từng làm. Hiện tại anh đang làm lái xe thời vụ cho cơ sở kinh doanh vận tải gia đình. Nguyện vọng của anh lúc này là được quay trở lại Nhật Bản làm việc hoặc tìm công việc phù hợp tại một doanh nghiệp Nhật Bản ở trong nước để tận dụng những kỹ năng, kinh nghiệm và vốn ngoại ngữ đã học hỏi được.

Anh Nguyễn Thế Hữu về nước sau gần 5 năm lao động tại Hàn Quốc cũng đang trăn trở về việc làm. Anh đã quen với tác phong làm việc công nghiệp, cùng mức lương hậu hĩnh nên khi xin việc tại Việt Nam anh thấy rất khó khăn. Anh rất muốn quay lại Hàn Quốc làm việc nhưng dường như không thể bởi phía Hàn Quốc vẫn đang rất hạn chế tiếp nhận lao động.

Tránh lãng phí nguồn lao động tay nghề cao
Với những thuận lợi về kỹ năng, kinh nghiệm, cũng như tác phong làm việc công nghiệp và trình độ ngoại ngữ nhất định, những người từng đi xuất khẩu lao động được đánh giá là nguồn lao động có tay nghề, chất lượng cao, nhưng không được sử dụng là điều đáng tiếc.

Lo lắng không thể tìm được việc làm sau khi về nước, nhiều người sau khi hết hợp đồng đã tự ý ở lại để lao động bất hợp pháp. Theo thống kê hiện nay tại Hàn Quốc có rất nhiều lao động Bắc Ninh cư trú bất hợp pháp gây nhiều khó khăn trong việc quản lý, sử dụng lao động và chính sách xuất khẩu lao động giữa hai nước. Để hạn chế tình trạng này, bên cạnh biện pháp tuyên truyền vận động, xử phạt, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề ra các giải pháp liên quan đến giải quyết việc làm, tái hòa nhập cho lao động xuất khẩu về nước.

Ngay đầu năm, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Ninh cùng với Trung tâm lao động nước ngòai tổ chức phiên giao dịch việc làm dành riêng cho lao động xuất khẩu. Phiên giao dịch thu hút hàng trăm lao động và nhà tuyển dụng, trong đó có 20 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Đây là dấu hiệu cho thấy người lao động đi xuất khẩu lao động sau khi về nước đang được quan tâm, tạo điều kiện để yên tâm làm việc tại nước ngoài và trở về nước đúng thời hạn và sinh sống tại quê hương.