Hải Dương Thúc Đẩy Công Tác Dạy Nghề Cho Lao Động Trong Diện Được Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp

Hải Dương là một trong các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc bộ, và nắm vai trò khu công nghiệp của toàn vùng thủ đô. Có giao thông thuận lợi với TP-Hà Nội, TP-Hải Phòng và Quảng Ninh, Hải Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Hải Dương có dân số hơn 2.463.000 người, và mật độ khoảng 1.488 người/km2. Dân số đông giúp Hải Dương sở hữu một thị trường lao động lớn.

Trong năm 2016, trung bình hàng tháng có khoảng 800 lao động nhận trợ cấp trong tổng số hơn 250.000 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy,  Trung tâm Dịch vụ việc làm Hải Dương luôn chú trọng thực hiện công tác tư vấn – giới thiệu việc làm và đào tạo nghề cho đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Hiện Trung tâm đang triển khai một số lớp dạy nghề cho lao động có nhu cầu, gồm:

– May công nghiệp (thời gian đào tạo 3 tháng).

– Tin học văn phòng (thời gian đào tạo từ 2-3 tháng).

– Lái xe ô tô các hạng, thời gian đào tạo tùy theo từng hạng (từ 2- 5 tháng).

Ngoài ra, trung tâm cũng cho niêm yết danh sách các khóa học của các cơ sở đào tạo nghề trong địa bàn tỉnh để người lao động có nhiều lựa chọn nghề học phù hợp với bản thân.

Theo chính sách bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm sẽ được nhận trợ cấp 1.000.000đ/ tháng khi đăng ký học nghề, trong thời gian không dài hơn 6 tháng.

Học viên sau khi học nghề sẽ được giới thiệu công việc phù hợp hoặc tư vấn tự tạo việc làm. Đến hết tháng 10/2016, đã có gần 200 lao động được đào tạo nghề với số tiền hỗ trợ hơn 800.000.000 đồng. Chính sách hỗ trợ học nghề đã góp phần không nhỏ trong việc giúp lao động thất nghiệp được học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và ổn định tình hình xã hội tỉnh nhà.

Trong tương lai, chính sách hỗ trợ học nghề cho đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ có nhiều thay đổi để bổ sung mức hỗ trợ cho học viên. Điều này sẽ làm  tăng số lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đăng kí học nghề. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hải Dương cũng tăng cường công tác tuyên truyền về hoạt động đào tạo nghề đến người lao động, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải cách lĩnh vực dạy nghề để thu hút thêm học viên đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy giúp học viên sau khi hoàn thành đạo tạo, đảm bảo được việc làm lâu dài, bền vững.

An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Được Quan Tâm Trong Các Doanh Nghiệp Ở Hưng Yên

Tại khu công nghiệp Thăng Long 2, có 64 doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 16.000 lao động đang làm việc. Tuy nhiên, người lao động phải “đạt chuẩn” mới được đứng máy ở các công ty có qui trình làm việc hết sức khắt khe.

“Đạt chuẩn” là ngoài yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp, các doanh nghiệp bắt buộc người làm việc ở khu công nghiệp Thăng Long 2 phải có ý thức kỷ luật, tôn trọng luật pháp như: Người lao động phải thực hiện đúng nội qui công ty đề ra, phải có giấy phép lái xe; trước khi được bố trí, sắp xếp vào dây chuyền thì tất cả người lao động phải trải qua khóa huấn luyện an toàn, học nội quy và được hội đồng an toàn vệ sinh lao động của công ty sát hạch kỹ năng vận hành máy móc sản xuất, kỹ năng xử lý tai nạn lao động,…

Ở công ty tnhh Nikkiso Việt Nam (khu công nghiệp Thăng Long 2), anh Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ: Khi phỏng vấn ứng viên, ứng viên nào không có giấy phép lái xe sẽ không được công ty tuyển dụng. Công ty chúng tôi thực hiện nghiêm qui định pháp luật lao động, tập trung đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, nhân viên. Từng thao tác, vận hành máy, hành đồng cụ thể đối với môi trường làm việc của công nhân, nhân viên đều có bộ phận an toàn theo dõi, giám sát, đánh giá; ai vi phạm những lỗi nhẹ thì nhắc nhở tránh tái phạm, lỗi nặng thì bị trừ vào lương nên công nhân, nhân viên có ý thức cao để bảo đảm an toàn lao động nơi làm việc và khi tham gia giao thông.

Chị Phạm Thị Thơm, Phó Giám đốc công ty tnhh Drossapharm Asia (khu công nghiệp Phố Nối A), phát biểu: Ban quản lý công ty xác định an toàn vệ sinh lao động là yếu tố quyết định hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất. Vì vậy, mỗi năm công ty đều tập huấn và theo dõi việc thực hành, vận hành thiết bị có đúng qui trình an toàn hay không. Từ khi chính thức hoạt động cho đến nay công ty Drossapharm Asia chưa để xảy ra vụ tai nạn lao động nào.

Những công ty thuộc nhóm da giày, dệt may có hệ thống truyền thanh nội bộ nên trong giờ làm hội đồng an toàn vệ sinh lao động công ty, trưởng phòng sản xuất, quản đốc, tổ trưởng sản xuất giám sát tiến độ, thao tác làm việc, ý thức kỷ luật của công nhân và thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, phổ biến kiến thức, kỹ năng an toàn lao động qua loa truyền thanh nội bộ.

Các công ty như công ty Inax Việt Nam và công ty sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy Việt Nam còn thiết kế “Góc an toàn” để người lao động có thể tìm hiểu qui định pháp luật lao động, chia sẻ kiến thức an toàn lao động.

Trưởng phòng việc làm – an toàn lao động (trực thuộc Sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh Hưng Yên), Ông Nguyễn Văn Dũng chia sẻ những trăn trở: Thực tế còn rất nhiều doanh nghiệp không quan tâm mấy đến vấn đề vệ sinh an toàn lao động, nên vấn đề này họ chỉ làm cho có, đối phó với đoàn thanh tra là chính, chưa đổi mới công nghệ để giảm thiểu sức lao động công nhân ở những vị trí làm việc độc hại, nguy hiểm, dễ mắc bệnh nghề nghiệp; người lao động ý thức kỷ luật còn hạn chế…Thêm vào đó doanh nghiệp tổ chức huấn luyện an toàn lao động mà không bắt buộc trình báo với cơ quan chức năng nên chất lượng huấn luyện thật khó mà kiểm soát được.

Hiện nay toàn tỉnh Hưng Yên có 380 doanh nghiệp thiết lập mạng lưới an toàn vệ vinh viên, có tổng số thành viên là 3.820 người. Các doanh nghiệp đã tự giác tập huấn cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác an toàn và huấn luyện công nhân trực tiếp. Ở từng bộ phận sản xuất, doanh nghiệp đều gắn bảng hướng dẫn qui trình sản xuất an toàn, bảng cảnh báo nguy cơ mất an toàn. Ngoài ra hội đồng an toàn vệ sinh lao động công ty còn trực tiếp xuống kiểm tra bảo dưỡng thiết bị định kỳ, kiểm tra người vận hành máy,…

Video: Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi