Hội đền Kiếp Bạc Hải Dương

Hàng năm vào những ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch, Hội đền Kiếp Bạc sẽ được cử hành tại Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đây là lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày mất của anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Mỗi năm đều có hàng vạn du khách từ khắp mọi nơi trên đất nước đổ về tham dự lễ hội, tưởng nhớ đến công đức của vị anh hùng dân tộc.

Thời xưa, triều đình sẽ cử quan lại về làm chủ tế và tổ chức hội theo nghi lễ quốc gia. Có thể thấy ngày giỗ Đức Thánh Trần là vô cùng thiêng liêng vì nhân dân tôn thờ ngài như một người cha.

Ngày nay 20/8 âm lịch mới bắt đầu chính hội nhưng du khách từ khắp mọi miền đất nước đã nô nức kéo về từ vài hôm trước. Ngày hội chính được tổ chức vô cùng trang trọng, mở đầu bằng lễ dâng hương của chính quyền địa phương. Tiếp theo, chính quyền địa phương cử đại diện đọc diễn văn tôn vinh công đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thắng lợi của ngài trong cuộc chiến chống quân xâm lược, đồng thời đề cao tinh thần đại đoàn kết cùng lòng yêu nước của dân tộc ta. Sau lễ dâng hương, đại lễ sẽ được cử hành với nghi thức tế uy nghiêm và trang trọng. Ngay sau khi hoàn thành lễ tế, người ta sẽ tiến hành lễ rước, đây là một nghi lễ rất quan trọng, được chọn vào vị trí người chèo thuyền là một vinh dự lớn, công tác chuẩn bị thuyền rước cũng quan trọng không kém. Trên các thuyền rước đều được giăng đèn kết hoa rực rỡ bên mạn thuyền trang trí bằng các dải vải màu đỏ. Riêng thuyền rước Long kiệu được buộc vải màu vàng mạn thuyền, cờ hoa trang trí trên thuyền màu vàng cũng có màu vàng. Lễ rước không giới hạn chỉ cử hành tại địa phương mà quy tụ người dân từ khắp nơi với nhiều loại lễ vật dâng cúng từ các vùng miền trên cả nước. Khi lễ rước bắt đầu Bài vị Ðức Thánh được thỉnh lên cỗ Kiệu sơn son thiếp vàng, rước qua Tam Quan hướng tới bờ sông. Từ đây kiệu rước được đưa lên thuyền rồng. Buổi lễ kéo dài khoảng 2 giờ, sau đó lại rước Ngài trở lại đền để làm lễ tạ – đồng thời kết thúc ngày chính hội.

Phần hội cũng khá phong phú và đa dạng được tổ chức xen kẽ phần lễ với  nhiều cuộc thi như thi làm cỗ tiễn thánh, đua thuyền, đấu vật, hát dân ca, quan họ…. Tiết mục thú vị nhất trong lễ hội Kiếp Bạc phải kể đến cuộc thi đua thuyền với sự tham gia của hàng trăm con thuyền lướt trên mặt sông trong tiếng chiên trống hò reo vang dậy làm nức lòng khán giả. Du khách thập phương về trẩy hội đền Kiếp Bạc để được cảm nhận không khí trận mạc năm xưa, để hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc mình.

Video Lễ Hội Đền Kiếp Bạc

https://www.youtube.com/watch?v=4wPY8f1hR4E

Hà Nội: Tìm Giải Pháp Cho Vấn Đề Thiếu Việc Làm

Khai trương từ ngày 25/10/2016 đến nay, Điểm Giao dịch việc làm tại Sóc Sơn trở thành địa chỉ đáng tin cậy đối với người lao động địa phương. Hơn thế nữa, nơi đây còn hỗ trợ giải quyết những vấn đề liên quan tới người lao động, như tiếp nhận khai báo bảo hiểm thất nghiệp.

Sóc Sơn là một huyện với nhiều khu nghiệp tập trung như: Khu công nghiệp Sóc Sơn, Khu công nghiệp sạch tại 2 xã Minh Trí và Tân Dân, Cụm công nghiệp tập trung Nỉ… Những khu công nghiệp này luôn có nhu cầu sử dụng lao động rất lớn.

Bà Vi Thị Bình Anh – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Nhiều năm qua, huyện đã tập trung tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, từ năm 2011 đến nay, huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 35 nghìn lao động. Tuy nhiên, tình trạng thiếu việc làm, nhất là đối với lao động ở những khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp vẫn cần được chú ý giải quyết. Do đó, Điểm Giao dịch việc làm đã trở thành giải pháp cho tình trạng thiếu việc làm trên địa bàn”.

Vì vậy, các điểm giao dịch việc làm trên địa huyện bàn sẽ thu hút người lao động trong khu vực tới tham gia tìm kiếm công việc, từ đó giải quyết mối quan hệ cung – cầu của thị trường lao động.

Trong suốt quá trình hoạt động, Điểm Giao dịch việc làm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tạo cơ hội cho người lao động kết nối với các doanh nghiệp thông qua Sàn giao dịch việc làm tại Hà Nội với các phiên Giao dịch việc làm định kỳ (thứ 3 và thứ 5 hàng tuần), nhờ đó, số lượng người lao động tìm đến với điểm Giao dịch việc làm ngày một nhiều hơn. Bạn Đinh Thị Ngân (sinh năm 1994, tốt nghiệp Học viện Hành chính, trú tại Sóc Sơn) chia sẻ: “Với sinh viên mới ra trường, rất khó để cập nhật thông tin cũng như tiếp cận tuyển dụng của những công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, khi trên địa bàn huyện có điểm giao dịch việc làm, tôi cũng được tư vấn và tìm hiểu thông tin của một số doanh nghiệp phù hợp với bản thân. Tôi hy vọng,  tôi có thể tìm được một công việc phù hợp với sự giúp đỡ của sàn giao dịch việc làm”.

Phát biểu ý kiến về Điểm Giao dịch việc làm tại Sóc Sơn, ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội cho biết: “Việc khai trương Điểm Giao dịch việc làm đã giúp người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện và khu vực lân cận có cơ hội cập nhật thông tin thị trường lao động. Nhờ đó, người lao động và doanh nghiệp được tư vấn việc làm, học nghề, tìm hiểu chính sách pháp luật lao động, được giới thiệu việc làm trong và ngoài nước thông qua hoạt động định kỳ tại Điểm giao dịch”.

Điểm Giao dịch việc làm Sóc Sơn thực sự là cơ hội cho người lao động tại địa bàn huyện có thể tìm kiếm việc làm, đi xuất khẩu lao động và học nghề phù hợp.

Năm 2016, Hà Nội đã thiết lập 8 điểm giao dịch việc làm vệ tinh. Những điểm giao dịch việc làm này giúp người lao động có cơ hội nhận được sự tư vấn, tiếp xúc với nhà tuyển dụng mà không cần đi xa. Ngoài ra, 5 phiên giao dịch việc làm dành cho đối tượng lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng được tổ chức. Qua những phiên giao dịch việc làm này, Trung tâm giao dịch việc làm Hà Nội đã tạo cơ hội việc làm cho người lao động và đóng góp 149,000 người lao động có việc làm năm vào chỉ tiêu việc làm của thành phố năm 2016.