Hiện nay, thị trường tiêu dùng đang rất “nóng” các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có rau cải. Hiểu được vấn nạn này mà nhiều cơ sở đã sản xuất loại rau hữu cơ để người dùng an tâm sử dụng. Vậy rau hữu cơ là gì? Cách nhận biết ra sao? Tìm hiểu nội dung hữu ích này qua phần trình bày sau bạn nhé!
Rau hữu cơ là gì? Có đảm bảo sức khỏe?
Rau hữu cơ hay còn gọi là rau organic, là loại rau được trồng theo quy trình hoàn toàn tự nhiên, đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ. Trong quá trình canh tác ở mọi công đoạn đều không có sự can thiệp của các loại hóa chất độc hại.
Cụ thể từ khâu làm đất, gieo hạt, tưới nước, dọn cỏ và thu hoạch đến đóng gói sản phẩm đều nói “không” với các thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, các sản phẩm biến đổi gen…
Đặc biệt, đội ngũ trồng rau organic được đào tạo chuyên sâu về cách trồng, chăm sóc và thu hoạch rau bài bản. Đảm bảo các yếu tố như nguồn nước tưới, đất không bị nhiễm độc hoặc ảnh hưởng từ nước thải công nghiệp.
Chính vì vậy, rau hữu cơ rất an toàn và đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Ngày nay, các bà nội trợ thường trồng rau hữu cơ ngay tại nhà để mang đến nguồn thực phẩm sạch và giàu dinh dưỡng cho gia đình mình. Nhưng đối với những ai không có thời gian rỗi thì nên lựa chọn rau sạch ra sao?
Cách nhận biết rau hữu cơ
Để đảm bảo an toàn cho bữa ăn hàng ngày thì các bạn nên biết cách lựa chọn đúng rau hữu cơ, cụ thể dựa vào các đặc điểm như sau:
– Rau hữu cơ không có màu xanh quá đậm: Hầu hết các loại rau hữu cơ đều có màu hơi xanh mà không quá xanh đậm giống như các loại rau bình thường.
– Lá ngắn và dày, các bộ phân cân đối: Lá rau hữu cơ có đặc điểm nhận biết là rất dày, các phiến lá ngắn, đồng thời giữa các phiến lá có sự cân đối với nhau. Khi dùng tay sờ thì có cảm giác lá cứng cáp, hơi mảnh.
– Thân rau giòn, nặng và rất rắn chắc: Rau hữu có phần thân rất giòn, rắn chắc mà không bóng mượt như tích nước giống các loại rau thông thường. Đặc biệt, khi ăn rau thường có độ ngọt, giòn tự nhiên mà ít khi phải thêm gia vị nhiều.
– Có độ tươi lâu: Chúng ta có thể bảo quản rau ở nhiệt độ thông thường mà không cần đặt trong tủ lạnh. Vì rau thường giữ được độ tươi lâu, thậm chí đến 2-3 ngày mà rau vẫn mơn mởn. Nếu như bị héo, chúng ta chỉ cần rắc thêm chút nước thì rau sẽ tươi trở lại.
Quy trình trồng rau hữu cơ cần đạt các yếu tố nào?
Như đã nêu trên, rau hữu cơ cần đảm bảo các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, không dùng thuốc hóa học. Cụ thể cần đạt các yếu tố như sau:
– Tiêu chí an toàn: Nguồn dinh dưỡng bón cho rau hữu cơ chỉ gồm phân ủ nóng, thân cây chuối, ốc bươu vàng, cây phân xanh…
– Đất: Vùng trồng rau hữu cơ cần tránh nguy cơ bị nhiễm chất độc từ bên ngoài. Trong đó, đất cần đảm bảo được kiểm nghiệm không bị ô nhiễm, cải thiện độ màu mỡ và duy trì theo từng ngày.
– Nước: Nguồn tưới tiêu cho rau được lấy từ giếng khoan hay đào. Tương tự nước cũng cần được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn để tưới rau, kiểm soát thường xuyên để đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm.
– Năng suất: Thông thường năng suất trồng rau hữu cơ sẽ thấp hơn trồng rau thông thường khoảng 25-40%.
– Chất lượng: Về mặt chất lượng, rau hữu cơ chứa hàm lượng dinh dưỡng, các loại vitamin và khoáng chất cao đảm bảo sức khỏe.
– Giám sát: Quy trình trồng rau hữu cơ được kiểm soát nghiêm ngặt, truy xuất nguồn gốc. Nếu không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thì có thể bị quy trách nhiệm cho các cá nhân, tổ chức và sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Phần trình bày là những thông tin cơ bản để chúng ta hiểu rõ rau hữu cơ là gì. Qua đây, các bạn sẽ biết cách lựa chọn rau sạch để dùng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.