Cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày đúng đắn

Những thứ cốt lõi luôn xoay quanh con người đó là sức khỏe, sự nghiệp, gia đình và bạn bè. Đây cũng chính là các nguyên nhân sâu xa tạo nên những lối sống khác nhau dẫn đến những tính cách trái ngược nhau. Những tính cách này làm cho nhiều người có cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày khác nhau dẫn đến việc bị chê hoặc được khen. Vậy đứng trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ này chúng ta cần làm gì?

Ứng xử như thế nào trong công việc?

– Làm tốt việc của mình và giúp đỡ người khác: Mỗi người đi làm vốn dĩ là để kiếm tiền và nâng cao chuyên môn của bản thân để phát triển sự nghiệp. Vì thế chúng ta chỉ nên làm tốt các việc được giao và học hỏi kinh nghiệm. Mặt khác, hãy giúp đỡ khi đồng nghiệp nhờ cậy, đặc biệt là những người mới vào. Không nên tham gia vào các chuyện thị phi nơi công sở hay tranh đua, đấu đá lẫn nhau.

– Không bàn tán, nói xấu sau lưng người khác: Đây là điều tối kỵ trong môi trường làm việc. Khi bạn nói xấu người nào đó thì lời nói này có thể sẽ đến tai người khác nhanh chóng gây ra những chuyện không hay, làm mất sự đoàn kết và ganh ghét nhau trong công việc. Những điều này làm cho chúng ta trở thành những kẻ xấu xa trong mắt người khác.

– Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp: Lời nói nhẹ nhàng, thành thật và không bao biện sẽ giúp người đối diện cảm thấy gần gũi và yêu mến bạn. Cùng với hành động văn minh, chịu trách nhiệm với tất cả việc mình làm sẽ mang đến cho chúng ta một môi trường làm việc thoải mái mà ở đó không có sự phân chia bè cánh giúp thắt chặt tình cảm với cấp trên và đồng nghiệp.

Ứng xử như thế nào trong tình cảm?

Tình cảm là thứ hạnh phúc nhất mà chúng ta có được trong cuộc đời. Và bất kỳ ai cũng trải qua các loại tình cảm: gia đình, tình yêu, bạn bè, tri kỷ, người khác… Đối với tất cả họ bạn cần ứng xử như thế nào?

– Sống chân thành, giản dị: Bạn chỉ cần sống chân thành và giản dị với mọi người thì chúng ta sẽ có cách ứng xử tự nhiên mà không phân biệt giàu nghèo, thắng thua hay khinh trọng… Đây cũng là một trong những triết lý sống cao đẹp mang đến cho con người sự vui vẻ và bình yên.

– Biết nghĩ cho những người xung quanh: Đứng trước những sự việc xảy ra bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ cho họ. Đừng nên khăng khăng vào lỗi lầm của ai đó thì mọi khúc mắc mới có thể tháo gỡ. Bạn sẽ học được cách bao dung và tha thứ cho dù là người đó đối xử không tốt với mình.

– Lắng nghe, cảm thông và chia sẻ: Muốn mọi người đặt niềm tin vào bạn thì trước tiên chúng ta hãy là chỗ dựa vững chắc cho họ bằng cách lắng nghe những buồn vui, khó khăn khi ai đó chia sẻ. Qua đó, bạn mới dễ dàng hiểu người bên cạnh mình nghĩ gì và sẵn sàng cảm thông, chia sẻ. 

Cách nhìn về tiền tài

Nhiều người từng nói tiền tài là thứ đáng giá với họ. Thật đúng thế tiền tài là thứ đáng giá nhưng không là thứ duy nhất. Bởi lẽ trong cách ứng xử với người khác tiền tài không là thứ chi phối. Thế nên, khi bạn giàu thì hãy khiêm tốn, tránh kiểu cách hay khua môi múa mép. Vì người khác cũng chẳng để ý đến việc bạn có bao nhiêu tiền mà họ chỉ nhìn vào cách bạn đối xử với họ.

Tương tự nếu chúng ta nghèo thì hãy cố gắng nỗ lực vươn lên. Không cần ganh ghét hay đố kỵ những người giàu hơn mình. Vì dù bạn cứ ngồi đó than thân trách phận, ghét người thì cũng chẳng khá lên được mà điều đó khiến chúng ta càng tệ hại hơn trong mắt những người giàu.

Đời sống con người luôn tồn tại nhiều điều phức tạp. Trong đó bao gồm nhiều yếu tố tạo nên có thể là công việc, tình cảm, sự giàu nghèo, khó khăn, vất vả…và cái khó nhất vẫn là cách đối nhân xử thế. Trên thế giới có đến hàng tỉ người và mỗi người là một lối sống cùng những tính cách khác nhau, nhưng dù bạn là ai thì cũng nên học cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày để người khác yêu quý và kính trọng bạn.  

Kế hoạch là gì ? Lập kế hoạch như thế nào?

Khi bạn dự định làm một việc gì đó nếu không có kế hoạch định hướng từ trước. Thì mọi việc sẽ trở nên lộn xộn và không có trình tự trước sau khiến chúng ta mất phương hướng. Vì những lý do này mà kế hoạch có vai trò to lớn, là một trong những nguyên nhân quyết định sự thành bại của công việc. Thế nên bạn hãy tìm hiểu kỹ kế hoạch là gì? Lập kế hoạch ra sao?

Kế hoạch là gì – Vai trò của kế hoạch

Kế hoạch là một bảng liệt kê chi tiết lịch trình công việc được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định. Bao gồm các chương trình hành động, thời gian thực hiện, những kết quả đạt được…Kế hoạch thể hiện rõ bằng văn bản hoặc bất thành văn thường thấy trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh hay nhỏ hơn nữa là kế hoạch công việc của các cá nhân.

Kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ một sự kiện hay công việc nào của tập thể. Cụ thể như sau:

– Đối cá nhân: Kế hoạch là công cụ hỗ trợ các cá nhân thực hiện và xây dựng tư duy quản lý. Giúp kết nối các nguồn lực lại với nhau để cùng hành động đem lại kết quả khả quan. Tránh được những tình huống phát sinh gây cản trở cho việc thực hiện. Đồng thời giúp cá nhân có thể kiểm soát được công việc đang tiến hành ở các giai đoạn nhất định.

– Đối với doanh nghiệp: Xây dựng kế hoạch là nền tảng đầu tiên cho việc thực hiện các chiến lược mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đề ra thật chi tiết. Vì đóng vai trò quyết định và hướng tập thể làm theo. Kế hoạch có thể đem lại kết quả thành công hay thất bại nhưng nếu không có kế hoạch thì mọi thứ sẽ trở nên rời rạc, không thống nhất.

Lập kế hoạch như thế nào

Một bảng kế hoạch được xem là hoàn chỉnh khi xác định được các nội dung như sau:  

– Xác định mục tiêu và yêu cầu công việc(why): Khi xác định được mục tiêu thì mọi hành động đều có trọng tâm để hướng đến mục tiêu đề ra. Qua đó, đánh giá được tính hiệu quả của công việc.

– Xác định nội dung công việc(what) thông qua 3(where, when, who): Bao gồm các yếu tố địa điểm và không gian thực hiện công việc, thời gian thực hiện công việc, đối tượng thực hiện công việc.

– Xác định cách thức thực hiện(how): Được hiểu là tài liệu hướng dẫn cụ thể công việc. Tiêu chuẩn đặt ra là gì và cuối cùng là cách thức vận hành như thế nào.

– Xác định phương pháp kiểm soát và kiểm tra(control, check): Kiểm tra và đo lường các đặc tính. Xác định điểm trọng yếu để kiểm soát. Kiểm tra bao gồm các công việc thực hiện với tần suất bao nhiêu một lần hoặc thường xuyên. Xác định đối tượng kiểm tra và những điểm kiểm tra trọng yếu.

– Xác định nguồn lực thực hiện(man, money, material, machine và method): Là những nhân lực, tài lực(tiền bạc), vật lực(nguyên liệu cung cấp), máy móc và phương pháp thực hiện. Bên cạnh đó, là các phương thức và phương pháp làm việc bao gồm các nguyên tắc, quy trình và quy cách tiến hành.

Các loại kế hoạch

Dựa vào sự đa dạng của các hoạt động trong lĩnh vực ngoài đời sống xã hội mà có những kế hoạch được phân loại khác nhau. Ở phạm vi nhỏ có kế hoạch cá nhân đơn thuần là những dự định học tập, vui chơi, giải trí, công việc… Kế tiếp là kế hoạch gia đình hay kế hoạch hóa gia đình.

Ở phạm vi lớn hơn kế hoạch được phân loại dựa vào các yếu tố như: thời gian (kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn), mức độ hoạt động (kế hoạch chiến lược, kế hoạch chiến thuật, kế hoạch tác nghiệp), phạm vi (kế hoạch tổng thể, kế hoạch bộ phận).

Giờ thì chúng ta đã biết kế hoạch là gì và thực hiện kế hoạch như thế nào. Để xây dựng cho mình một kế hoạch hoàn chỉnh trước khi thực hiện bất kỳ việc gì. Chẳng hạn đơn giản là kế hoạch học tập, thời khóa để tạo thói quen trong tư duy quản lý. Sau đó, lớn hơn là xây dựng kế hoạch cho cả tập thể, kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch chiến lược phát triển có quy mô lớn.

Cách ứng xử trong giao tiếp thông minh nhất

Giao tiếp giữa người và người là cả một nghệ thuật ứng xử. Mà tự thân của mỗi người phải chiêm nghiệm những bài học đúng đắn để biết cách ứng xử trong giao tiếp sao cho vừa lòng hợp ý. Đặc biệt, là trong văn hóa làm việc. Nhưng mấy ai hiểu được thế nào là giao tiếp khéo léo và đúng mực. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Cách ứng xử trong giao tiếp qua lời nói

Qua những câu tục ngữ về lời nói như: “Lời nói đáng giá ngàn vàng”, “Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”, “Một câu nhịn bằng chín câu lành” … cho chúng ta thấy lời nói là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người thể hiện phẩm chất và tính cách của mỗi cá nhân. Nên lời nói đã trở thành thước đo giá trị và thường được đánh giá qua cách ứng xử như sau:

– Cách xưng hô: Trong môi trường làm việc xưng hô dựa trên nguyên tắc tuổi tác. Nếu người lớn tuổi hơn mình và tùy vào mức độ chênh lệch nhiều hay ít mà chúng ta gọi bằng anh/chị, cô, dì, chú, bác…Nếu là sếp thì gọi là anh/chị, đồng nghiệp chênh lệch tuổi không nhiều có thể xưng tên hoặc gọi chị xưng em. Tuyệt đối không gọi trống không và không xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ.

– Xem xét đối tượng giao tiếp: Tùy vào đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp mà bạn thể hiện cách nói khác nhau. Chẳng hạn khi nói chuyện với người có cùng địa vị và trình độ ngang nhau thì có thể đề cập đến nhiều chủ đề mà cả mình và người nghe đều hiểu. Còn đối với những người nông dân bình thường chúng ta không nên nói quá nhiều về chuyên môn mà hãy nói về những chủ đề bình dân, gần gũi. Để tạo sự thân thiện, dễ chịu cho người đối diện mà không quá cầu kỳ, phô trương.

– Lời nói trung lập, không chê bai và phán xét: Nếu bạn muốn chiếm cảm tình từ người khác, thì một trong những bí quyết đó là giữ lời nói kiên định, trung lập đối với bất kỳ một tình huống nào. Không nên “nắng bên nào che bên nấy” hay nói ngã nói nghiêng. Hoặc dùng những lời lẽ chê bai trực tiếp người khác, phán xét và lên án các vấn đề dưới góc nhìn phiến diện của cá nhân.  

Cách ứng xử trong giao tiếp qua hành động

Một hành động văn minh, lịch sự là tiêu chuẩn giúp bạn ghi điểm với những người xung quanh. Nhất là trong môi trường làm việc nơi mà có nhiều chuyện cạnh tranh, thị phi hay xảy ra. Khiến nhiều người trở thành tâm điểm của sự hơn thua, đố kỵ. Để tránh những trường hợp này bạn cần phải làm gì?

– Giúp đỡ người khác: Đây là việc làm cao đẹp không những nhận được sự biết ơn từ người khác mà còn khiến họ yêu mến bạn hơn. Đặc biệt, là lúc làm việc sẽ có những khó khăn nên chúng ta hãy giúp đỡ khi được nhờ cậy. Hành động này vừa để giúp mọi người vừa để tăng giá trị đạo đức cho bản thân.

– Không gây chia rẽ, bè cánh: “Bệnh” bè cách chia phe phái trong công sở là vấn đề thường thấy. Vì nguyên nhân này mà nơi làm việc trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người gây nên các tiêu cực. Để tránh bị lôi vào những tình huống rắc rối này, tốt nhất là chúng ta giữ thái độ trung lập. Không nên tham gia vào những hành động cản trở công việc hay lấn áp lẫn nhau.

Cách ứng xử trong giao tiếng qua những cử chỉ

Quay mặt về hướng khác khi đang nói chuyện là hành động không mấy lịch sự. Mà hãy nên nhìn thẳng về phía người nghe, cũng không nên nhìn chằm chằm quá lâu. Và thỉnh thoảng hãy đưa ánh mắt nhìn xung quanh. Tuyệt đối không nhìn những chỗ nhạy cảm trên thân thể hay khuyết điểm của người khác.

Ngoài ra, không nên đáo mắt liên tục hay liếc ngang liếc dọc, nhìn xuống chân khi đang nói chuyện. Không nên gãi đầu hay vuốt ve tóc thường xuyên làm cho người khác cảm thấy bạn không chuyên tâm cho câu chuyện. Tốt nhất là nên ngồi thẳng lưng và chú tâm theo dõi khi ai đó trình bày bất kỳ vấn đề gì.

Tập hợp các yếu tố lời nói, hành động và cử chỉ sao cho uyển chuyển và mềm mỏng. Bạn sẽ làm cho người đối diện cảm thấy thoải mái và luôn muốn trò chuyện cùng mình. Nhưng cuộc sống là cả quá trình dài đôi khi chúng ta có những ứng xử không tốt trong một lúc giao tiếp nào đó. Nên đòi hỏi mọi người phải không ngừng học hỏi và tiếp thu những điều tốt đẹp qua cách ứng xử trong giao tiếp để cuộc sống và công việc trở nên trọn vẹn hơn.

Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập – Những điều cần làm

Thực tập là chặng đường cuối cùng của thời sinh viên, là kết quả của cả quá trình học tập để ứng dụng vào công việc thực tế ngoài xã hội. Chỉ vài tháng ngắn ngủi nhưng lại đem đến những trải nghiệm quý giá đối với mỗi người. Trong đó, có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập khiến cho các bạn nơm nớp lo sợ. Vậy những thuận lợi và khó khăn đó là gì?

Thuận lợi trong quá trình thực tập

– Được sự hỗ trợ của nhà trường và đơn vị thực tập: Nhờ giấy giới thiệu của nhà trường là điều kiện quan trọng giúp các bạn sinh viên đặt chân đến các đơn vị thực tập. Trong quá trình này có bất kỳ khó khăn nào thì mọi người có thể trao đổi trực tiếp với thầy cô hướng dẫn. Bên cạnh đó, là sự hướng dẫn của đơn vị thực tập giúp chúng ta có cơ hội làm các việc thực tiễn.

– Được tiếp xúc trực tiếp với công việc: Thực tập căn bản là để vận dụng những gì đã học vào công việc. Bởi thế đây là quá trình quan trọng giúp các bạn phát hiện ra nhiều thứ chẳng hạn: điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, những kiến thức chuyên môn còn thiếu sót, niềm đam mê với công việc… Qua đó, làm chúng ta thấy yêu thích công việc và tự hoàn thiện những mặt hạn chế của mình.

– Được hỗ trợ các trang thiết bị và cơ sở vật chất: Các cơ quan, doanh nghiệp là những môi trường có đầy đủ chuyên môn và các trang thiết bị phục vụ công việc tốt nhất. Giúp các bạn có thể dễ dàng sử dụng để thực hành công việc. Tạo thuận lợi trong quá trình thu thập dữ liệu để làm báo cáo tốt nghiệp.

Khó khăn trong quá trình thực tập

Về mặt chuyên môn: Nỗi lo lắng mà nhiều người thường mắc phải đến từ chuyên môn. Sợ rằng mình không thể làm được việc, yếu kinh nghiệm, gặp áp lực về thời gian và sợ bị chê trách từ những người xung. Đây là những khó khăn thường thấy mà nhiều bạn đã trải qua. Khi đứng giữa một đống công việc và mọi người đang tất bật thực hiện mà chúng ta lại chỉ biết đứng nhìn vì chẳng biết phải làm gì.

– Về mặt kỹ năng: Sinh viên là khoảng thời gian mà chúng ta tự do tung tăng nhất, mặc sức tung hoành có thể ngủ nướng và đến muộn. Nhưng môi trường công việc lại trái ngược, khiến các bạn bỡ ngỡ và chưa quen. Đặc biệt, là cách ứng xử trong giao tiếp với cấp trên và đồng nghiệp làm cho chúng ta hay luống cuống, thiếu tự tin. Dẫn đến những tình huống khó khăn gây cản trở cho công việc.

– Sự cô đơn: Đây là loại cảm giác mà nhiều bạn hay chia sẻ với nhau rằng họ sợ phải đến công ty và gặp sếp. Cảm giác lạc lõng giữa những người không thân quen khiến họ ngại ngùng, e dè và không thể giao tiếp khéo léo. Chính vì vậy, sự cô đơn, rụt rè là thứ cảng đường khiến cho nhiều người không phát triển.

Những điều cần chuẩn bị trước khi thực tập

Để quá trình thực tập diễn ra thuận lợi và hạn chế những khó khăn thì mọi người nên chuẩn bị trước những kiến thức cần thiết. Tìm hiểu những thông tin cơ bản trước khi thực tập và đừng để “nước đến chân mới nhảy”. Như thế bạn sẽ đuối sức và chẳng thu lại kết quả gì khi biến khoảng thời gian thực tập trở nên phí phạm. Hãy làm các công việc như sau:

– Tìm hiểu đơn vị thực tập: Có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Thế nên hãy tìm hiểu kỹ đơn vị thực tập với các thông tin cơ bản như: lĩnh vực và điểm mạnh kinh doanh, các phòng ban, chuyên môn, các kế hoạch và sản phẩm… Để khi được giao nhiệm vụ chúng ta có thể dễ dàng bắt tay vào làm mà không bị lóng ngóng.

– Chủ động tìm hiểu và tích cực với công việc: Hãy chủ động tìm hiểu công việc và hỏi thăm những người xung quanh. Vì chẳng có ai để ý nếu như bạn cứ ngồi đấy mà đợi nhận việc. Thông thường thực tập hay gặp những tình trạng làm các việc lặt vặt như: rót nước pha trà, bưng bê các kiểu… Cũng chính vì sự thụ động không chịu hỏi han khiến các bạn trở nên vô nghĩa trước hàng đống việc. Mà lẽ ra chúng ta phải tận dụng cơ hội để học hỏi và nâng cao chuyên môn.

Ngoài ra, hãy tạo mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên và đồng nghiệp. Gạt bỏ những thói quen và cách ứng xử vô tư của thời sinh viên để hòa mình vào tập thể chung. Học cách “nhìn trước ngó sau” và không nên tự kiêu hay chểnh mảng…

Sẽ có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập. Nhưng tất cả đều đem đến sự trải nghiệm giúp chúng ta trưởng thành hơn. Và còn học hỏi rất nhiều thứ ngoài cuộc sống mà những thứ ấy thầy cô và bạn bè không thể dạy cho bạn. Nên hãy cố gắng thực tập thật tốt để minh chứng cho quá trình mà mọi người đã dày công học hỏi suốt cả mấy năm ở giảng đường.