Những món ăn không thể bỏ qua khi đến TP-Hải Phòng

Bánh đúc tàu

Bánh đúc tàu là món ăn gắn liền với tuổi thơ của bao lớp người thành phố Hoa Phượng Đỏ, một bát bánh đúc tàu có: tôm, đu đu cắt nhỏ như đốt ngón tay rồi rán kỹ, bánh đúc cắt nhỏ và chan vào bát chút nước mắm ớt giấm. Thưởng thức bát bánh đúc tàu, cảm nhận vị ngọt ngọt, chua chua, cay cay, mặn mặn cùng đám bạn “chém gió” nơi vỉa hè quả là thú vị.

Địa chỉ: 274B Lạch Tray, phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, TP-Hải Phòng
Điện thoại: 0128.7189.020

Nem cua bể

Nem cua bể còn gọi là nem vuông, là món ăn truyền thống trứ danh thành phố Hải Phòng. Nhân nem được gói bằng: cà rốt, thịt cua, trứng gà, su hào, miến, tôm, nấm hương, thịt lợn nạc vai. Để nem cua bể có vị giòn, chính là nhờ loại bánh đa cuốn đặc biệt. Bánh đa sau khi nhúng nước, để ráo nước, cho nhân nem sau khi chuẩn bị xong rồi gói nem thành từng chiếc nem hình vuông đẹp mắt. Tiếp đó cho nem vào chảo dầu chiên lên đến khi nem chuyển sang màu vàng, có mùi thơm là nem đã chín. Nem cua bể ăn kèm với bún, rau sống, nước mắm chua ngọt. Vị ngọt từ thịt cua, giòn của bánh đa chấm với nước mắm sẽ làm “gục ngã” những vị khách khó tính nhất.

Quán bún chả Phương Mai
Địa chỉ: 87 Cát Cụt, phường An Biên, quận Lê Chân, TP-Hải Phòng
Điện thoại: 0225.3510. 091
Website: amthuchaiphong.org

Sủi dìn

Sủi dìn là món ăn người Hoa sống ở Hải Phòng, món còn có tên gọi khác là bánh trôi tàu. Sủi dìn được làm từ nguyên liệu bột nếp, gừng tươi, lạc rang, đường mật mía, dừa nạo, nước lọc, vừng đen.
Gạo nếp phải chọn loại nếp thơm, dẻo, hạt nếp mẩy, đều hạt, gạo nếp phơi già nắng để khi làm vỏ bánh bột mới nở, dai hơn. Gạo nếp đem ngâm nước lọc, cho thêm chút muối trắng, ngâm khoảng 1 ngày, cách 2-3 giờ là thay nước một lần để nước ngâm khỏi bị lên men chua, rồi đem gạo nếp đi xay nhuyễn.
Nhân bánh được làm từ hỗn hợp lạc rang giã nát, cùi dừa nạo, vừng đen, cho một ít nước rồi đun lên để tăng độ béo ngậy của nhân bánh.
Sau công đoạn chuẩn bị nhân bánh, vỏ bánh thì đến phần nặn bánh, sủi dìn nặn phải đều tay, lớp vỏ không được mỏng quá, cũng không dày quá, không lòi nhân ra ngoài, làm sao khi thả vào nồi nước bánh không bị nát mới được. Từng mẻ sùi dìn được cho vào nồi nước đang sôi khoảng 5-7 phút thì bánh nổi lên, ta vớt ra bát và cho nước đường nóng vào mà ăn.
Nước dùng sủi dìn có màu vàng sóng sánh, mùi thơm cay nồng của gừng tươi gã nhỏ với mật mía trông thật hấp dẫn.
Ngồi dưới tán hoa phượng đỏ, ăn viên sủi dìn dẻo, thơm, béo, nước dùng ngọt thanh,… Tạo nên dư vị không lẫn vào đâu được trong những ngày trở gió nơi Phố Cảng bình yên.

Quán Đông Dung-Sủi Dìn
Địa chỉ: 161 Cầu Đất, quận Ngô Quyền, TP-Hải Phòng

Chả chìa Hạ Lũng

Chả chìa là món ngon nổi tiếng bao đời nay, được người dân làng Hạ Lũng (phường Đằng Hải, quận Hải An) giữ gìn qua bao thăng trầm lịch sử. Chả chìa nhìn bên ngoài giống nem lụi ở Huế, nhưng cách chế biến lại khác hoàn toàn.
Nguyên liệu chế biến chả chìa Hạ Lũng gồm nấm hương, thịt lợn nạc xay nhuyễn, mực Cát Bà, mộc nhĩ, mía cho gia vị vừa ăn tẩm ướp rồi đảo đều. Róc bỏ vỏ mía, chẻ nhỏ đốt mía thành que nhỏ dài như ngón tay rồi trộn đều hỗn hợp thịt lợn, nấm hương, nấm mộc nhĩ, mực khô sau khi đã ướp; phần trên đoạn mía dùng tay lấy hỗn bợp bọc lên từng que mía sao cho hỗn hợp bám chật vào que, phần dưới đoạn mía để thừa ra một đốt ngón tay để dễ cầm khi ăn chả chìa. Tiếp đó đặt mẻ chả chìa vào nồi hấp, nhiệt độ hấp sao cho vừa phải, nếu lửa nhỏ quá chả chín không đều, màu không đẹp, nếu già lửa quá chả sẽ bị cháy. Khi hấp độ nóng của hơi nước sẽ làm que mía tiết ra nước đường quyện cùng vị ngọt, thơm, béo của chả chìa. Chả chìa vớt ra vừa chín tới màu sắc đồng đều, không bị khô, không bị nát là đạt yêu cầu.
Ngoài cách hấp kể trên, chả chìa còn có thể nướng trên bếp than hồng hay rán. Chả chìa có nhiều cách ăn: có người thích cầm chả chìa ăn không, người thì thích chấm chả chìa với nước mắm ăn kèm rau sống, làm vài ly rượu với bạn bè thì thật là thích thú lắm.

Địa chỉ: 130 Chợ Lũng, quận Hải An, TP-Hải Phòng